Đề xuất lập thành phố khu Đông: TP.HCM Kỳ vọng xây dựng khu đô thị sáng tạo

Home / Tin tức / Đề xuất lập thành phố khu Đông: TP.HCM Kỳ vọng xây dựng khu đô thị sáng tạo

Đề xuất lập thành phố khu Đông: TP.HCM Kỳ vọng xây dựng khu đô thị sáng tạo

Chính quyền TP.HCM đang xúc tiến xin thành lập Thành phố khu Đông (quận 2, 9, Thủ Đức) trực thuộc thành phố hiện hữu. Thành phố khu Đông được kỳ vọng là hạt nhân sẽ tạo ra giá trị mới, cơ hội mới thúc đẩy kinh tế TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, dựa trên những nền tảng trụ cột có sẵn (Đại học Quốc gia TP.HCM, Khu Công nghệ cao và Khu đô thị mới Thủ Thiêm) để xây dựng thành khu đô thị sáng tạo.

Xây dựng TP.HCM thành Đô thị hiện đại, thu hút được nhiều Dòng tiền đầu tư Quốc tế

Mới đây, Sở Nội vụ TP.HCM gửi văn bản đề nghị Bộ Nội vụ hướng dẫn quy trình, thành phần hồ sơ thành lập Thành phố khu vực phía Đông (gọi tắt Thành phố khu Đông) trực thuộc TP.HCM trên cơ sở gộp 3 quận: 2, 9 và Thủ Đức. Theo Sở Nội vụ TP.HCM, việc thành lập Thành phố khu Đông sẽ được UBND TP.HCM thực hiện song song với việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, xã. Dự kiến sau khi thành lập, Thành phố phía Đông có diện tích tự nhiên hơn 211,5 km2, dân số hơn 1,1 triệu người.

 

 

thành phố khu đông

 

Khu vực phía Đông TP.HCM hiện sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Đây là nơi tập trung các dự án hạ tầng lớn đã, đang được xây dựng như: Xa lộ Hà Nội, cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây, dự án tuyến metro số 1 ( Bến Thành – Suối Tiên)… Đặc biệt, khu vực này có Khu Đại học Quốc gia TP.HCM, Khu Công nghệ cao và Khu đô thị mới Thủ Thiêm… phù hợp để xây dựng thành khu đô thị sáng tạo.

Kế hoạch Phát triển TP.HCM có nhiều khu đô thị sáng tạo mới

Chính quyền thành phố TP.HCM đang tìm kiếm một chiến lược phát triển để chuyển đổi khu vực phía Đông thành Khu đô thị sáng tạo tương tác cao. TP.HCM đã tổ chức cuộc thi tuyển quốc tế  nhằm tìm kiếm ý tưởng “quy hoạch không gian đô thị” có tích hợp với “chiến lược phát triển kinh tế – xã hội”.

Theo ông Nguyễn Thanh Nhã – Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc TP.HCM, sau khi được hình thành, Khu đô thị sáng tạo phía Đông của thành phố sẽ kết nối chặt chẽ và hiệu quả ba chức năng là trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học – công nghệ, là trung tâm giáo dục – đào tạo nhân lực có trình độ và chất lượng cao, là trung tâm sản xuất, kinh doanh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ công nghệ cao.

“TP.HCM hiện có 3 khu đô thị mới là Khu đô thị Thủ Thiêm ở quận 2 với quy hoạch chính là trung tâm tài chính kinh tế của thành phố, Khu công nghệ cao ở quận 9 là nơi sẽ thực hành những ý tưởng sáng tạo, và Khu Đại học Quốc gia ở  quận Thủ Đức là nơi ươm mầm cho ý tưởng, nghiên cứu khoa học, đào tạo quốc tế, quy tụ hàng nghìn sinh viên trên cả nước. Các ý tưởng về khu đô thị sáng tạo sẽ được thực hành tại Khu công nghệ cao, thí điểm, sau đó chuyển sang thương mại hóa giai đoạn đầu tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm” – ông Nhã  nói.

Nếu được thông qua, kế hoạch “Thành Phố phía Đông” năm 2021 có thể triển khai

Trước đó, tại hội thảo định hướng quy hoạch Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông và trao giải cho các đội thi “Ý tưởng quy hoạch phát triển Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông TP.HCM”, tháng 11.2019, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân khẳng định quyết tâm thực hiện Khu đô thị sáng tạo của TP.HCM.

Ông Nguyễn Thiện Nhân cho biết, năm 2020, TP.HCM sẽ cố gắng trình ra Quốc hội về đề án Chính quyền đô thị TP.HCM, trong đó có đề án Khu đô thị sáng tạo phía Đông. Nếu được thông qua, từ năm 2021 trở đi TP.HCM có thể bắt tay triển khai.

Ông Nguyễn Thành Phong – Chủ tịch UBND TP.HCM – cho hay, thời gian tới, thành phố sẽ xúc tiến, ký kết hợp đồng với các đơn vị tư vấn để cụ thể hóa ý tưởng thành bộ khung pháp lý về quy hoạch. Đồng thời, thành phố sẽ rà soát cơ sở pháp lý hiện nay, xây dựng các quy định mới tạo điều kiện thuận lợi nhất hình thành Khu đô thị sáng tạo tương tác cao phía Đông. Đây là tiền đề cho ra đời Thành phố khu Đông thuộc TP.HCM trong tương lai gần.

Tạo ra giá trị mới, cơ hội mới cho các ngành kinh tế của TP.HCM và của vùng

Theo TS Trần Quang Thắng – Viện trưởng Viện Kinh tế và Quản lý TP.HCM, thành phố nỗ lực phát triển Khu đô thị sáng tạo phía Đông cũng là nỗ lực để giải quyết các vấn đề đô thị của TP.HCM trên cơ sở kết nối và tận dụng các nguồn lực. Mỗi ý tưởng được đề xuất ở trong khu đô thị sẽ tạo ra giá trị mới, cơ hội mới cho các ngành kinh tế của khu vực, của vùng.

Ví dụ, hiện TP.HCM phải chi hàng tỉ USD để giải quyết vấn đề nhức nhối là kẹt xe và ngập lụt. Tại khu đô thị này, thành phố sẽ thử nghiệm những giải pháp giao thông và thoát nước mới trước khi áp dụng ra toàn thành phố cũng như dành cơ hội cho các công ty công nghệ, nhất là các công ty khởi nghiệp của các bạn trẻ để tham gia giải quyết các vấn đề lớn của thành phố và cả nước.

Như vậy, đô thị Thành phố khu Đông giúp chuyển đổi và nâng tầm nền kinh tế hiện tại của TP.HCM trở thành nền kinh tế tri thức, công nghệ cao. Qua đó tạo ra nhiều việc làm có chất lượng hơn, sáng tạo hơn, thu nhập tốt hơn; hạ tầng được nâng cấp và thêm không gian xanh sẽ có môi trường trong lành hơn… Không chỉ người dân ba quận (2, 9, Thủ Đức) hưởng lợi trực tiếp từ việc được đầu tư, khu đô thị còn giúp TP.HCM có nền kinh tế phát triển hơn, đáng sống hơn.

TP.HCM cần một quy hoạch tổng thể tăng khả năng kết nối khu phía Đông

TS Võ Kim Cương – nguyên Phó Kiến trúc sư trưởng TP.HCM – đánh giá, khu vực phía Đông TP.HCM có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển thành đô thị hiện đại nhưng tốc độ phát triển hiện tại chưa được nhanh như kỳ vọng.

Quy hoạch của các quận hiện nay vẫn chỉ được thực hiện riêng lẻ như các khu vực độc lập. Điều này dẫn tới sự thiếu gắn kết và thiếu đi khả năng chia sẻ các lợi thế cho nhau. Thêm vào đó, đặc trưng của khu vực phía Đông với hệ thống kênh rạch chằng chịt cũng khiến địa hình bị chia cắt, các cụm, khu bị phân mảnh, đặc biệt là quận 2 và 9.

Chi phí phát triển hạ tầng để kết nối rất lớn và chưa có quy hoạch nào để kết nối các cụm khu đó lại với nhau càng khiến vấn đề kết nối giữa các cụm, khu trong khu vực này trở nên khó khăn hơn. Chính vì vậy,  để tận dụng lợi thế từ các công ty công nghệ, viện nghiên cứu và nhà nghiên cứu đang làm việc ở đây, TPHCM cần một quy hoạch tổng thể giúp gia tăng khả năng kết nối khu phía Đông lại với nhau.

Minh Quân Báo Laodong

 

 

 

 

Các bài viết bạn có thể quan tâm

Hướng Dẫn chuẩn bị Hồ sơ VISA Du lịch ÚC – C... Hướng Dẫn chuẩn bị Hồ sơ VISA Du lịch ÚC - Chi tiết VISA Du lịch Úc (subclass 600). Nước Úc là điểm đến hấp dẫn với nhiều cảnh đẹp và trải nghiệm độc...
Hồ sơ làm Visa Nhật Bản đi Du lịch cần những gì?... HƯỚNG DẪN CHUẨN BỊ HỒ SƠ NỘP VISA NHẬT BẢN ĐI DU LỊCH Bài viết sẽ hỗ trợ anh chị đang có ý định đi Du lịch Nhật Bản kiểm tra và chuẩn bị hồ sơ để nộp...
Cái bắt tay của Isometrix và Kengo Kuma tại Haus D... Cái bắt tay của Isometrix và Kengo Kuma tại Haus Da Lat. Dấu ấn các huyền thoại Isometrix và Kengo Kuma: Khi ánh sáng kể câu chuyện tại Haus Da Lat...
Trải nghiệm chèo thuyền Kayak và chèo SUP Hồ Tuyền... Trải nghiệm chèo thuyền Kayak Hồ Tuyền Lâm và chèo SUP Hồ Tuyền Lâm tại TP. Đà Lạt cùng Hướng Tiên Tourist. Báo giá tour Chèo Thuyền Kayak Hồ Tuyền...
Các Sân Golf ở Đà Lạt – Tổng Hợp Thông tin, ... TỔNG HỢP CÁC SÂN GOLF Ở ĐÀ LẠT MỚI NHẤT Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết các sân golf ở Đà Lạt. TP. Đà Lạt từ lâu đã trở thành điểm đến yêu thí...
Festival Huế 2025 và Năm Du Lịch Quốc Gia Huế 2025... Festival Huế 2025 và Năm Du Lịch Quốc Gia Huế 2025 UBND thành phố Huế công bố Năm Du lịch Quốc gia 2025 và Festival Huế 2025, tái hiện Lễ Thiết triều...
Du lịch Việt Nam đón hơn 17,5 triệu lượt khách quố... Du lịch Việt Nam đón hơn 17,5 triệu lượt khách quốc tế năm 2024 Thống kê Khách Quốc tế đến Việt Nam 2024 - Lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam nă...
Contact Me on Zalo