Xét xử Chuyến Bay Giải Cứu 11-7-2023, tổng hợp thông tin

Home / Tin tức / Xét xử Chuyến Bay Giải Cứu 11-7-2023, tổng hợp thông tin
xử án chuyến bay giải cứu
54 bị cáo được cảnh sát hỗ trợ tư pháp áp giải đến tòa trong ngày xét xử đầu tiên của đại án "chuyến bay giải cứu". Phiên tòa dự kiến kéo dài trong một tháng.

Viện kiểm sát đã cáo buộc 21 quan chức, cán bộ của nhiều bộ ngành, địa phương đã hơn 500 lần nhận 165 tỉ đồng tiền “bôi trơn” của nhóm hơn 100 doanh nghiệp để giải quyết thủ tục vụ “chuyến bay giải cứu”.

Ngày 11.7, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong đại án “chuyến bay giải cứu“.

Hội đồng xét xử: gồm 5 người, do thẩm phán Vũ Quang Huy làm chủ tọa.

Có 5 kiểm sát viên của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân TP Hà Nội được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại tòa.

xét xử chuyến bay giải cứu
Ngày 11.7, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong đại án "chuyến bay giải cứu".

Trong vụ án này, ông Tô Anh Dũng – cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao – và ông Nguyễn Quang Linh – cựu trợ lý phó thủ tướng – cùng bị đưa ra xét xử về tội nhận hối lộ, với khung truy tố có mức hình phạt cao nhất là tử hình.

52 bị cáo còn lại, trong đó có 19 cựu quan chức, bị đưa ra xét xử về các tội: đưa hối lộ, môi giới hối lộ, nhận hối hộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Quan chức cao nhất bị truy tố trong giai đoạn 1 của vụ án là ông Tô Anh Dũng, cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông Dũng bị quy kết nhận hối lộ 21,5 tỉ đồng của các doanh nghiệp trong vụ “chuyến bay giải cứu”.

Người nhận hối lộ nhiều nhất bị truy tố trong giai đoạn 1 của vụ án là ông Phạm Trung Kiên – cựu thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế. Ông Kiên bị quy kết có đến 253 lần nhận hối lộ với số tiền lên đến 42,6 tỉ đồng.

Ngoài hành vi đưa, nhận hối lộ để thực hiện “chuyến bay giải cứu”, viện kiểm sát xác định còn có nhóm bị can đã móc ngoặc để chạy án cho doanh nghiệp.

Cụ thể, Lê Hồng Sơn – cựu tổng giám đốc Công ty Bầu Trời Xanh và Nguyễn Thị Thanh Hằng – cựu phó tổng giám đốc, là hai người bị cáo buộc đưa số tiền hối lộ lớn nhất trong vụ án, lên đến hơn 100 tỉ đồng.

Trong đó, hai người này chi 38,5 tỉ đồng “bôi trơn” 12 quan chức để được cấp phép 109 chuyến bay và phê duyệt cách ly tại địa phương.

Khi vụ án được điều tra, lo sợ vướng lao lý, bà Hằng đã tìm đến người quen là Nguyễn Anh Tuấn (khi đó đang là phó giám đốc Công an Hà Nội) nhờ “chạy án”. Vụ án “Chạy án cho vụ án Chuyến bay giải cứu” này sẽ được xử song song với đại án “Chuyến bay giải cứu”

ĐIỂM DANH CÁC GƯƠNG MẶT BỊ CÁO NỔI BẬT TRONG VỤ ÁN CHUYẾN BAY GIẢI CỨU

tô anh dũng chuyến bay giải cứu
Tô Anh Dũng - cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao được cảnh sát áp giải vào phòng xét xử

Ông Tô Anh Dũng – Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao – nhận hối lộ 21,5 tỉ

tô anh dũng bị bắt
Cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao – Ông Tô Anh Dũng bị bắt vì tội nhận hối lộ trong vụ án ‘Chuyến bay Giải cứu”

Ngày 4-4, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra vụ án “chuyến bay giải cứu”.

Cơ quan an ninh điều tra đề nghị truy tố hai cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, Vũ Hồng Nam cùng 52 người khác.

Hai cựu thứ trưởng bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ liên quan duyệt kế hoạch tổ chức chuyến bay tham gia “chuyến bay giải cứu”.

Theo kết luận, ông Tô Anh Dũng là thứ trưởng Bộ Ngoại giao, có nhiệm vụ phê duyệt tổ chức kế hoạch chuyến bay trên cơ sở đề xuất của Cục Lãnh sự để gửi thành viên trong tổ công tác năm bộ xin ý kiến.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Dũng đã chỉ đạo cấp dưới đưa doanh nghiệp thân quen vào danh sách “chuyến bay combo” tham gia chiến dịch “chuyến bay giải cứu”.

Chiều 10-7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online trước ngày phiên tòa diễn ra, luật sư Lê Thành Kính – người bào chữa cho ông Tô Anh Dũng – cho biết đến nay ông Dũng cùng gia đình đã nộp số tiền 16,2 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.

Luật sư cho biết thêm ông Tô Anh Dũng cũng bày tỏ nhận thức được hành vi của mình là không đúng, “tự trách bản thân mình rất nhiều”.

tô anh dũng nhận hối lộ
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh bày tỏ tin tưởng, tân Thứ trưởng Tô Anh Dũng sẽ cùng với tập thể Ban Cán sự, Lãnh đạo Bộ Ngoại giao phối hợp, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao (11/3/2019)
tô anh dũng nhận hối lộ
Tô Anh Dũng (sinh ngày 11 tháng 11 năm 1964)[2] từng là chính trị gia Việt Nam. Ông từng giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam đến ngày 14 tháng 4 năm 2022 thì bị bắt do liên quan tới Vụ chuyến bay "giải cứu" và bị buộc thôi việc vào ngày 27 tháng 9 năm 2022,[1] ông cũng bị khai trừ khỏi Đảng cùng ngày

Ông Phạm Trung Kiên – cựu thư ký thứ trưởng Bộ Y tế – nhận hối lộ số tiền lớn nhất trong vụ án ‘chuyến bay giải cứu’: 42,6 tỉ đồng

phạm trung kiên thư ký thứ trưởng bộ y tế
Phạm Trung Kiên - cựu thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Ảnh: BỘ CÔNG AN CUNG CẤP

Theo kết luận điều tra vụ án “chuyến bay giải cứu”, ông Phạm Trung Kiên – lúc đang là thư ký của thứ trưởng Bộ Y tế – đã có hơn 180 lần nhận hối lộ 42,6 tỉ để trình Bộ Y tế chấp thuận chuyến bay hoặc người dân được về nước trong dịch COVID-19.

Ông Kiên bị đề nghị truy tố về tội nhận hối lộ.

Để thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Y tế phân công thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên làm nhiệm vụ xem xét, duyệt ký văn bản trả lời Bộ Ngoại giao, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan chức năng khi những nơi này xin ý kiến về chuyến bay giải cứu, chuyến bay combo và xin cho khách lẻ được về nước.

Các cơ quan chức năng thông qua Phạm Trung Kiên để trình thứ trưởng xem xét, ký duyệt văn bản trả lời.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Kiên đã tiếp xúc, yêu cầu và thỏa thuận với các đại diện doanh nghiệp phải chi số tiền rất lớn.

Với hình thức “trọn gói”, thư ký của thứ trưởng thỏa thuận các doanh nghiệp phải chi từ 50 triệu đến 200 triệu một chuyến bay combo.

Còn với hình thức “đếm đầu người”, ông Kiên yêu cầu doanh nghiệp phải chi từ 500.000 đến 2 triệu một khách đối với chuyến bay combo và giá từ 7-15 triệu đồng/người đối với khách lẻ.

Ngoài ra ông Kiên còn cùng với Vũ Anh Tuấn (nguyên cán bộ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an), yêu cầu, gợi ý các doanh nghiệp liên hệ, chi tiền cho Kiên để được Bộ Y tế chấp thuận chuyến bay cũng như kịp trả lời các văn bản liên quan “chuyến bay giải cứu”.

253 lần nhận hối lộ

Đáng chú ý nhất, trong nhóm quan chức, cán bộ nhận hối lộ có Phạm Trung Kiên, khi làm thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, có đến 253 lần nhận hối lộ với số tiền lên đến 42,6 tỉ. Mặc dù chỉ có chức vụ là thư ký giúp việc cho thứ trưởng nhưng ông Kiên bị xác định nhận tiền nhiều nhất, số lần lớn nhất mà chỉ trong thời gian chín tháng.

Ông Kiên là người nhận hối lộ số tiền lớn nhất so với các quan chức đã bị bắt trong vụ “chuyến bay giải cứu”.

Từ tháng 7 đến tháng 11-2021, ông Kiên đã yêu cầu tổng giám đốc và phó tổng giám đốc Công ty Bluesky phải chi 150 triệu đồng một chuyến để được chấp thuận cấp phép chuyến bay combo.

Ông Kiên đã có bảy lần nhận hơn 6 tỉ đồng từ lãnh đạo công ty này. Trong đó có năm lần, ông Kiên nhận hối lộ ngay tại trụ sở Bộ Y tế, số tiền ít nhất 300 triệu đồng, nhiều nhất hơn 1,3 tỉ đồng.

Thời điểm tháng 6-2021, tại trụ sở Bộ Y tế, giám đốc Công ty CP giáo dục và du lịch Masterlife đã gặp và nhờ ông Kiên giải quyết sớm thủ tục cấp phép chuyến bay combo cho công ty này.

Ông Kiên đồng ý đề nghị trên và yêu cầu doanh nghiệp phải chi số tiền 1-2 triệu đồng trên một khách tham gia chuyến bay về nước.

Cựu thư ký của thứ trưởng đã có 4 lần nhận hối lộ với hình thức doanh nghiệp chuyển tiền vào số tài khoản của mẹ vợ mình và một lần nhận tiền trực tiếp tại trụ sở Bộ Y tế. Tổng số tiền Kiên đã nhận từ doanh nghiệp này là hơn 1,7 tỉ đồng.

Cấu kết với nhiều Cán bộ viên chức Nhà nước tại các cơ quan khác để ăn hối lộ

Ba tháng sau, ông Kiên đã tiếp xúc và yêu cầu ông Lê Văn Nghĩa (giám đốc Công ty CP du lịch và dịch vụ ăn uống Nhật Minh) phải chi 150 triệu đồng/chuyến bay để doanh nghiệp này được cấp phép thực hiện chuyến bay combo đưa công dân về nước.

Ông Nghĩa đã hai lần chuyển khoản 750 triệu đồng vào tài khoản của mẹ vợ ông Kiên. Trong một lần khác, tại trụ sở Bộ Y tế, cựu thư ký của thứ trưởng nhận trực tiếp 1,05 tỉ từ con trai của giám đốc doanh nghiệp này.

Tương tự, ông đã nhận tiền từ nhiều doanh nghiệp khác, số tiền ít từ vài chục triệu, nhiều lên đến hơn 5 tỉ đồng.

Đáng chú ý, cơ quan điều tra xác định ông Kiên có đến 114 lần nhận hối lộ từ Vũ Hồng Quang – cán bộ Cục Hàng không Việt Nam?

Theo kết luận, ông Quang đã liên hệ, tiếp xúc nhờ Kiên giúp để Bộ Y tế chấp thuận cho khách lẻ được về nước trong chiến dịch “chuyến bay giải cứu”.

Ông Kiên đồng ý đề nghị trên và yêu cầu phải chi 7-15 triệu đồng/khách. Tổng số tiền cựu thư ký thứ trưởng đã nhận từ cán bộ Cục Hàng không hơn 7,4 tỉ đồng.

Ngoài ông Kiên, tại Bộ Y tế còn có ông Bùi Huy Hoàng – nguyên chuyên viên thuộc Cục Y tế Dự phòng – cũng bị đề nghị truy tố với cáo buộc có hành vi môi giới hối lộ số tiền hơn 3,3 tỉ trong vụ án “chuyến bay giải cứu”.

phạm trung kiên chuyến bay giải cứu
Phạm Trung Kiên - cựu thư ký của Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên

Ông Nguyễn Quang Linh – cựu trợ lý của nguyên phó thủ tướng Phạm Bình Minh

Cựu trợ lý của nguyên phó thủ tướng Phạm Bình Minh nhận hối lộ 4,2 tỉ đồng vụ ‘chuyến bay giải cứu’

Ngày 4-4, Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra vụ án “chuyến bay giải cứu”.

Vụ án với các tội danh đưa hối lộ, nhận hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ Y tế, Bộ Giao thông vận tải, Văn phòng Chính phủ và các đơn vị liên quan.

Theo kết luận, ông Nguyễn Quang Linh đã lợi dụng vị trí công tác của mình là trợ lý của ông Phạm Bình Minh (khi đó đang là phó thủ tướng) để nhận hối lộ và giúp một số công ty được phê duyệt chuyến bay tham gia “chuyến bay giải cứu”.

Ông Linh bị cáo buộc đã vi phạm nguyên tắc, quy chế làm việc, quy định pháp luật của Nhà nước trong việc tham mưu, trình phê duyệt cấp phép cho doanh nghiệp tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước trong đại dịch COVID-19.

Cơ quan an ninh điều tra kết luận ông Linh đã nhận hối lộ hơn 4,2 tỉ đồng.

nguyễn quang linh trợ lý phó thủ tướng
Ông Nguyễn Quang Linh - cựu trợ lý phó thủ tướng - bị cáo buộc nhận hối lộ trong vụ "chuyến bay giải cứu" - Ảnh: BỘ CÔNG AN

Đến nay, ông Linh cùng gia đình đã nộp 4,47 tỉ đồng để khắc phục hậu quả. Ông Linh cũng được ghi nhận thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với các cơ quan có trách nhiệm trong việc giải quyết vụ án.

nguyễn quang linh trợ lý phó thủ tướng phạm bình minh
bị cáo Nguyễn Quang Linh - cựu trợ lý phó thủ tướng Phạm Bình Minh - 5 lần nhận hối lộ với tổng số tiền 4,26 tỉ đồng.

Ông Vũ Hồng Nam – cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản

Vũ Hồng Nam, cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản
Vũ Hồng Nam, cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản – bị bắt tội nhận hối lộ Vụ án “Chuyến bay giải cứu”

Ông Vũ Hồng Nam sinh năm 1963, tại tỉnh Nam Định. Ông từng là trợ lý Bộ trưởng, Chánh văn phòng Bộ Ngoại giao, quyền Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở người nước ngoài. Năm 2014, ông Nam được bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài.

Đến tháng 7/2018, ông Vũ Hồng Nam được bổ nhiệm làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Nhật Bản.

Thời điểm thực hiện hành vi nhận hối lộ, ông Vũ Hồng Nam còn kiêm nhiệm chức cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản.

Ông Vũ Hồng Nam suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; nhận hối lộ; vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Trong thời điểm diễn ra đại dịch Covid-19, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức 57 chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam về nước. Do số lượng công dân Việt Nam tại Nhật Bản có nhu cầu về nước rất lớn, nên Vũ Hồng Nam đã gửi nhiều công điện, điện một về nước đề nghị Chính phủ tăng cường các chuyến bay đưa công dân Việt Nam về nước.

Vi phạm của ông Vũ Hồng Nam đã gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận xấu, bức xúc trong xã hội; ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngành ngoại giao.

Tháng 10/2020, Lê Văn Nghĩa – Giám đốc Công ty Nhật Minh đã liên hệ với Vũ Hồng Nam, đặt vấn đề và được Vũ Hồng Nam đồng ý giúp cho Công ty Nhật Minh bán vé máy bay và đưa công dân Việt Nam từ Nhật Bản về nước cách ly tại khách sạn của Nghĩa tại Khánh Hòa.

Sau đó, Vũ Hồng Nam đã ký các Công điện gửi về UBND tỉnh Khánh Hòa, Thanh Hóa, Thái Nguyên xin cách ly cho công dân và gửi Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống Covid-19, Bộ Y tế, Cục Lãnh sự… để xin phê duyệt chuyến bay do Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức.

Từ tháng 11/2020 đến cuối tháng 9/2021, Vũ Hồng Nam đã xin phê duyệt được 6 chuyến bay combo, đưa khoảng 1.490 công dân từ Nhật Bản về nước, giao cho Công ty Nhật Minh của Lê Văn Nghĩa tổ chức thực hiện (5 chuyến do Đại sứ quán cung cấp danh sách, 1 chuyến do Công ty Nhật Minh tự bán vé).

Công ty Nhật Minh có lợi nhuận 18 tỷ đồng và đã đưa tiền 2 lần cho Vũ Hồng Nam với tổng số tiền hơn 1,8 tỷ đồng (bao gồm 60.000 USD và 450 triệu đồng).

Cụ thể, lần 1 là sau khi đã tổ chức được 3 chuyến bay đưa công dân về nước (vào các ngày 3/11/2020, 5/11/2020 và 27/11/2020), Lê Văn Nghĩa đã hẹn gặp Vũ Hồng Nam khi Nam về dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII. Ngày 4/1/2021, Nghĩa gặp Nam tại Tp.Hồ Chí Minh.

Vũ Hồng Nam, cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản
Vũ Hồng Nam, cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản - bị bắt tội nhận hối lộ Vụ án "Chuyến bay giải cứu"

Cấu kết với Nguyễn Hồng Hà – cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Osaka Nhật Bản

Bên cạnh cựu Đại sứ Vũ Hồng Nam, cựu Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka (Nhật Bản) Nguyễn Hồng Hà cũng có hành vi ra điều kiện phải chia phần lợi nhuận thu được trên số lượng công dân trên các chuyến bay giải cứu từ Nhật Bản về nước.

Cụ thể, với vai trò Tổng Lãnh sự tại Osaka, Nhật Bản; Nguyễn Hồng Hà có nhiệm vụ bảo hộ công dân trong khu vực lãnh sự và chỉ đạo công tác phối hợp, tổ chức các chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam về nước khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát.

Trong quá trình tổ chức các chuyến bay giải cứu đưa công dân Việt Nam về nước, dẫu tháng 3/2021, Nguyễn Thị Thanh Hằng – Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky đã bàn bạc với Nguyễn Hồng Hà về việc tổ chức chuyến bay đua công dân Việt Nam từ Osaka, Nhật Bản về nước.

Theo đó, hai bên thỏa thuận: Hà kỹ công văn gửi Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao xin tổ chức chuyến bay; Hằng lo thủ tục thuê tàu bay, xuất bản về máy bay cho công dân và Hằng phải chia đôi lợi nhuận thu được từ việc tổ chức chuyến bay với Hà. Thực hiện thỏa thuận trên, từ tháng 6/2021 đến tháng 11/2021, Nguyễn Hồng Hà đã 2 lần nhận tiền của Nguyễn Thị Thanh Hằng với tổng số tiền hơn 2 tỷ đồng.

Sau khi vụ án được khởi tố ngày 28/01/2022, từ ngày 30/01/2022 đến 8/02/2022, Nguyễn Hồng Hà chuyển khoản trả lại gần 1,5 tỷ đồng cho Nguyễn Thị Thanh Hằng. Khi Cơ quan điều tra khởi tố bị can, ngày 13/9/2022, Nguyễn Hồng Hà tiếp tục nộp số tiền 600 triệu đồng để khắc phục hậu quả.

Nguyễn Hồng Hà cũng bị Viện Kiểm sát truy tố về tội “Nhận hối lộ” theo điểm a khoản 4 Điều 354 Bộ Luật Hình sự với mức hình phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

chuyến bay giải cứu xét xử
Bị cáo Nguyễn Hồng Hà - Cựu Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản.
Bị cáo Nguyễn Hồng Hà - cựu lãnh sự tại Nhật Bản.
Bị cáo Nguyễn Hồng Hà - cựu lãnh sự tại Nhật Bản.
Vũ Hồng Nam, cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản
Các bị can Chử Xuân Dũng, Phạm Bích Hằng, Vũ Hồng Nam. Ảnh: Bộ Công an.

Ông Trần Việt Thái – cựu đại sứ Việt Nam tại Malaysia

ông Trần Việt Thái, cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia – Nhận hối lộ vụ Chuyến bay giải cứu

 

Trong vụ án, ông Trần Việt Thái, cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia, cùng 3 thuộc cấp đã bị cáo buộc phạm tội “lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Ông Thái và các thuộc cấp đã thu 44,6 tỉ đồng của số người kể trên nhưng chi phí chỉ hết 33 tỉ đồng. Đối với số dư hơn 11 tỉ đồng, ông Thái và cấp dưới giữ lại 5 tỉ đồng và chia nhau, trong đó ông Thái được 580 triệu đồng.

Về số tiền làm hộ chiếu bị thu chênh, bị cáo Thái viện dẫn Thông tư 264/2016 của Bộ Tài chính quy định lệ phí hộ chiếu mới là 70 USD và cho hay các đại sứ quán thường chỉ cấp cho trẻ sơ sinh. Những người Việt Nam tại Malaysia khi bị bắt thường không có giấy tờ hợp lệ vì chủ sử dụng lao động giữ hộ chiếu của họ, còn người đi đánh bắt cá trộm sẽ vứt hộ chiếu khi bị bắt. Do vậy, bị cáo Thái cùng cấp dưới đã thu 150 USD/hộ chiếu, kèm 50 USD phí xác minh. 

Ông Thái thừa nhận số tiền thu chênh lệch của người về nước so với chi phí là hơn 11 tỉ đồng. Theo ông Thái, số tiền này ngoài từ nguồn hộ chiếu, Đại sứ quán còn thu thêm một khoản “dự phòng khi có tình huống khẩn cấp” nhưng sau đó không dùng đến.

Sau đó, bị cáo Thái chỉ đạo giữ lại 5 tỉ đồng, phần khác “bồi dưỡng cho cán bộ”.

Làm việc phải bồi dưỡng cho cán bộ trại của Malaysia mà lại không bồi dưỡng người Việt dù cùng làm, cùng chịu rủi do thì khó huy động anh chị em… Mọi người là cán bộ công chức, viên chức, đi các trại xa phải bỏ tiền túi ra rồi lại lo mang bệnh về nhà, nếu không chi tiền cho họ thì khó huy động“, bị cáo Thái khai.

54 bị cáo trong ‘đại án’ chuyến bay giải cứu
Trần Việt Thái - cựu Đại sứ Việt Nam tại Malaysia

Ông Chử Xuân Dũng – phó chủ tịch UBND TP Hà Nội

Phó chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng
Phó chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng – bị bắt tội Nhận hối lộ trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”

Trung tướng Tô Ân Xô – chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an – cho biết ông Chử Xuân Dũng – phó chủ tịch UBND TP Hà Nội – bị Cơ quan an ninh điều tra khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về những sai phạm liên quan vụ án “chuyến bay giải cứu”.

Ông Chử Xuân Dũng, 49 tuổi, quê Đông Anh, Hà Nội. Trước khi làm phó chủ tịch UBND TP Hà Nội từ năm 2020, ông Dũng từng giữ các chức vụ: phó giám đốc, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

Trong giai đoạn dịch COVID-19 bùng phát, ông Chử Xuân Dũng ban đầu là phó trưởng ban, sau đó là trưởng ban Ban chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 TP Hà Nội.

Bị cáo Chử Xuân Dũng, cựu Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội. Trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, UBND TP.Hà Nội giao Sở Y tế, Sở Ngoại vụ làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tham mưu đề xuất lãnh đạo thành phố xem xét ra quyết định tiếp nhận chủ trương cách ly công dân về nước.

Doanh nghiệp muốn được xét duyệt chuyến bay bắt buộc phải có công văn của UBND TP.Hà Nội chấp thuận cho cách ly. Vì vậy, các doanh nghiệp móc nối với ông Dũng để xin văn bản này và chi tiền “cảm ơn”. Cựu Phó chủ tịch Hà Nội bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 2 tỉ đồng.

Ông Chử Xuân Dũng - cựu phó chủ tịch UBND TP Hà Nội
Ông Chử Xuân Dũng - cựu phó chủ tịch UBND TP Hà Nội

Ông Trần Văn Tân – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Trần Văn Tân cho biết đã 9 lần nhận hối lộ từ Phó Tổng giám đốc Blue Sky – Nguyễn Thị Thanh Hằng với tổng tiền 5 tỷ đồng.

Khai với HĐXX, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – Trần Văn Tân cho biết đã 9 lần nhận hối lộ từ Phó Tổng giám đốc Blue Sky – Nguyễn Thị Thanh Hằng với tổng tiền 5 tỷ đồng.

cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân cho biết cáo trạng quy kết bị cáo nhận hối lộ 5 tỷ đồng là đúng và cho biết chỉ nhận tiền từ Nguyễn Thị Thanh Hằng, Phó Tổng giám đốc công ty Blue Sky.

Bị can Trần Văn Tân, sinh năm 1979, nghề nghiệp: Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam.

Nếu bị chứng minh có tội nhận hối lộ, tùy tính chất mức độ, mà Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam sẽ đối mặt với hình phạt thấp nhất là 2 năm tù, cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình

Vũ Anh Tuấn, cựu Phó trưởng phòng Tham mưu, thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh

Bị cáo Vũ Anh Tuấn, cựu Phó trưởng phòng Tham mưu (thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an). Ông Tuấn là người chịu trách nhiệm đánh giá, lựa chọn và tham mưu cấp trên quyết định, ký công văn trả lời để Bộ Ngoại giao trong việc tập hợp, thông báo cho doanh nghiệp thực hiện chuyến bay.

Quá trình thực hiện nhiệm vụ, bị cáo Tuấn đã thống nhất với bị cáo Phạm Trung Kiên (cựu thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, yêu cầu phải chung chi. Viện KSND tối cao cáo buộc bị cáo Tuấn đã 49 lần nhận hối lộ với tổng số tiền hơn 27 tỉ đồng.

vũ anh tuấn chuyến bay giải cứu
Bị cáo Vũ Anh Tuấn, cựu Phó trưởng phòng Tham mưu, thuộc Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an

Bà Nguyễn Thị Hương Lan – cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao

Cựu cục trưởng Nguyễn Thị Hương Lan được dẫn giải vào phiên tòa xử vụ chuyến bay giải cứu

Trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, bà Nguyễn Thị Hương Lan, cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự của Bộ Ngoại giao, bị cáo buộc 32 lần nhận hối lộ, với tổng số tiền hơn 25 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, cựu cục trưởng Cục Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan chủ yếu chỉ lựa chọn các doanh nghiệp được cấp trên chỉ định, do người thân nhờ hoặc doanh nghiệp đã chi tiền trước để đưa vào danh sách đề xuất cấp phép chuyến bay.

Nữ cục trưởng còn hướng dẫn doanh nghiệp mượn nhiều pháp nhân khác để được cấp nhiều chuyến bay mà không bị chú ý.

Với doanh nghiệp chưa thỏa thuận đưa hối lộ, bà Lan và nhiều thuộc cấp gây khó dễ bằng cách không đưa vào danh sách (dù lãnh đạo Chính phủ đồng ý chủ trương cấp phép), thường xuyên thông báo ngày bay sát với ngày doanh nghiệp nhận được thông báo hoặc đổi kế hoạch bay… Mục đích việc gây khó này là để ép doanh nghiệp phải gặp gỡ và đưa hối lộ mới đề xuất cấp phép.

Biết vai trò của bà Lan, từ tháng 5-2020 đến tháng 1-2022, tám đại diện doanh nghiệp đã tiếp cận, đưa tiền cho nữ cục trưởng để được cấp phép chuyến bay.

Cấp trên của bà Lan là ông Tô Anh Dũng – cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao – có nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo, phê duyệt kế hoạch tổ chức chuyến bay theo đề xuất của Cục Lãnh sự trước khi xin ý kiến của tổ công tác năm bộ.

nguyễn thị hương lan cục lãnh sự bị bắt
Bà ɴɢᴜʏễn Thị Hương Lan, Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và 3 thuộc ᴄấᴘ đã ʙị bắt giam với ᴄáᴏ ʙᴜộᴄ nhận hối lộ.
nguyễn thị hương lan cục lãnh sự bị bắt
Nguyễn Thị Hương Lan, sinh năm 1974, tại Hà Nội; Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
2021 thầy trò Tô Anh Dũng - Nguyễn Thị Hương Lan nhận bằng khen. 2023 cùng nhau nhận lắc bạc

Ngoài ra, 3 thuộc cấp khác dưới trướng bà Lan bị bắt như sau:

Ông Đỗ Hoàng Tùng – Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao – nhận hối lộ 12,2 tỷ

Cựu Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao bị cáo buộc 38 lần nhận tiền của 15 cá nhân đại diện cho các doanh nghiệp để cấp phép các chuyến bay với tổng số tiền hơn 12,2 tỷ đồng.

VKSND tối cao đã hoàn tất cáo trạng truy tố 54 bị can trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” về tội “Đưa hối lộ”, “Nhận hối lộ”, “Môi giới hối lộ” “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Trong đó, bị can Đỗ Hoàng Tùng (cựu Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) bị truy tố về tội “Nhận hối lộ”.

Theo cáo trạng, Đỗ Hoàng Tùng, Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, được phân công trực tiếp chỉ đạo Phòng bảo hộ công dân tập hợp, đề xuất, xây dựng kế hoạch, dự thảo danh sách doanh nghiệp tham gia tổ chức chuyến bay, ký nháy, trình Nguyễn Thị Hương Lan (Cục trưởng) duyệt, ký và trình Tô Anh Dũng (Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) ký văn bản xin ý kiến Tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ, Ngành và trình lãnh đạo Chính phủ phê duyệt. Sau đó, Đỗ Hoàng Tùng ký thông báo cho cơ quan, địa phương, doanh nghiệp để tổ chức chuyến bay.

Như vậy, trong quá trình cấp phép các chuyến bay, từ tháng 11/2020 đến tháng 12/2021, Đỗ Hoàng Tùng đã nhận hối lộ 38 lần tổng số hơn 12,2 tỷ đồng của 15 cá nhân.

Ông Lê Tuấn Anh –  Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, sinh năm 1982, tại Hưng Yên;

Theo cáo buộc, Lê Tuấn Anh được phân công phối hợp cùng Phòng Bảo hộ công dân tập hợp, đề xuất, xây dựng kế hoạch bay, dự thảo danh sách doanh nghiệp tham gia tổ chức chuyến bay báo cáo Đỗ Hoàng Tùng để Tùng ký nháy, trình Nguyễn Thị Hương Lan duyệt, ký, trình Tô Anh Dũng ký văn bản xin ý kiến Tổ công tác các bộ. Sau đó, cùng Phòng Bảo hộ công dân soạn thảo văn bản để Đỗ Hoàng Tùng hoặc Nguyễn Thị Hương Lan ký thông báo cho cơ quan, địa phương, doanh nghiệp tổ chức thực hiện chuyến bay.

Từ tháng 7/2021 đến tháng 12/2021, 13 cá nhân đại, diện doanh nghiệp đã tìm đã tiếp cận, đặt vấn đề đưa hối lộ cho Lê Tuấn Anh để được duyệt cấp phép các chuyến bay. Trong quá trình giải quyết cấp phép các chuyến bay cho doanh nghiệp, từ tháng 7/2021 đến tháng 12/2021, Lê Tuấn Anh đã nhận hối lộ 19 lần của 13 cá nhân đại diện doanh nghiệp tổng số gần 1,8 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính là gần 1,4 tỷ đồng. Đến nay, bị can đã nộp 320 triệu đồng để khắc phục hậu quả.

Ông Lưu Tuấn DũngPhó Phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao, sinh năm 1987, tại Hà Nội;

Tương tự, trong quá trình giải quyết cấp phép các chuyến bay cho doanh nghiệp, từ tháng 9/2021 đến tháng 01/2022, Lưu Tuấn Dũng đã nhận hối lộ 14 lần của 9 cá nhân đại diện doanh nghiệp tổng số hơn 500 triệu đồng.

Sau khi được Viện Kiểm ѕáт nhân dân tối cao phê chuẩn, Cơ quan An ninh đɪềᴜ trᴀ Bộ Công an đã thực hiện tống đạt Quyết định khởɪ ᴛố ʙị can, thi hành Lệnh bắt ʙị can để tạm giam, khám хét chỗ ở và nơi làm việc đối với 04 ʙị can theo ʟý lịch và tội danh đã viện dẫn nêu trên.

bị can nhận hối lộ cục lãnh sự
Các bị can nhận hối lộ, từ trái qua: Nguyễn Thị Hương Lan - Đỗ Hoàng Tùng - Lê Tuấn Anh - Lưu Tuấn Dũng.
xử án chuyến bay giải cứu
Tóm tắt nội dung số tiền Hối lộ vụ án Chuyến bay giải cứu
Những con số kỷ lục trong vụ án khiến người dân bức xúc bấy lâu nay và mất niềm tin, nay đã được Cơ quan nhà nước đem ra xử lý răn đe

Ông Trần Văn Dự – cựu cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh

Ông Trần Văn Dự – cựu cục phó Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an.

Bộ Công an cho biết, mở rộng điều tra vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ” xảy ra tại Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao, Hà Nội và các tỉnh, thành phố, ngày 25/7, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 6 bị can:

Nguyễn Mai Anh (46 tuổi, tại Quảng Ninh) – Chuyên viên Vụ Quan hệ quốc tế Văn phòng Chính phủ;
Ông Ngô Quang Tuấn (38 tuổi, tại Hà Nội) – Chuyên viên Vụ Hợp tác quốc tế Bộ Giao thông vận tải;
Ông Trần Văn Dự (61 tuổi, tại Thái Bình) – Nguyên Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an;
Ông Vũ Sỹ Cường (36 tuổi, tại Hưng Yên) – Nguyên cán bộ Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an;
Các bị can trên cùng bị khởi tố về tội “Nhận hối lộ”, quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự.
Ngoài ra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an còn khởi tố ông Bùi Huy Hoàng (34 tuổi, tại Hải Dương) – Cán bộ Cục Y tế dự phòng Bộ Y tế, về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự;
Ông Nguyễn Tiến Mạnh (52 tuổi, tại Bắc Giang) – Phó Giám đốc Công ty cổ phần du lịch thương mại Lữ Hành Việt, Giám đốc Công ty vận tải du lịch Hoàng Long Luxury, bị khởi tố về tội “Đưa hối lộ” quy định tại Điều 364 Bộ luật Hình sự.
54 bị cáo trong ‘đại án’ chuyến bay giải cứu
Từ trên xuống dưới, từ trái sang, các bị can: Nguyễn Mai Anh, Ngô Quang Tuấn, Trần Văn Dự, Vũ Sỹ Cường (Ảnh: Cơ quan công an cung cấp).
54 bị cáo trong ‘đại án’ chuyến bay giải cứu
Bị can Bùi Huy Hoàng và Nguyễn Tiến Mạnh. (Ảnh cơ quan công an cung cấp).

Một vài hình ảnh các bị cáo, bị can phiên tòa xét xử ngày 11-7-2023:

54 bị cáo trong ‘đại án’ chuyến bay giải cứu
Tô Xuân Dũng - quan chức cấp cao bị bắt nhận hối lộ, tham nhũng, ăn tiền trên xương máu đồng bào Việt Nam trong đợt dịch Covid-19.
54 bị cáo trong ‘đại án’ chuyến bay giải cứu
Cảnh sát áp giải bị cáo vào phòng xử
xử án chuyến bay giải cứu
Bị cáo Phạm Bích Hằng - giám đốc Công ty Vinamichi
chuyến bay giải cứu
Bị cáo Lê Hồng Sơn - tổng giám đốc Công ty Bầu Trời Xanh - được dẫn giải đến phiên tòa "chuyến bay giải cứu" - Ảnh: DANH TRỌNG
54 bị cáo trong ‘đại án’ chuyến bay giải cứu
Những con sâu mọt hối lộ tham nhũng đại án "Chuyến bay giải cứu"
54 bị cáo trong ‘đại án’ chuyến bay giải cứu
Những con sâu mọt hối lộ tham nhũng đại án "Chuyến bay giải cứu"
54 bị cáo trong ‘đại án’ chuyến bay giải cứu
Những con sâu mọt hối lộ tham nhũng đại án "Chuyến bay giải cứu"
54 bị cáo trong ‘đại án’ chuyến bay giải cứu
Những con sâu mọt hối lộ tham nhũng đại án "Chuyến bay giải cứu"
54 bị cáo trong ‘đại án’ chuyến bay giải cứu
Những con sâu mọt hối lộ tham nhũng đại án "Chuyến bay giải cứu"
54 bị cáo trong ‘đại án’ chuyến bay giải cứu
Những con sâu mọt hối lộ tham nhũng đại án "Chuyến bay giải cứu"
54 bị cáo trong ‘đại án’ chuyến bay giải cứu
Những con sâu mọt hối lộ tham nhũng đại án "Chuyến bay giải cứu"
54 bị cáo trong ‘đại án’ chuyến bay giải cứu
Những con sâu mọt hối lộ tham nhũng đại án "Chuyến bay giải cứu"
xử án chuyến bay giải cứu
Đằng sau việc nhận hối lộ là những cuộc ngã giá giữa nhiều quan chức với các doanh nghiệp để được cấp phép chuyến bay.
xử án chuyến bay giải cứu
Nguyễn Anh Tuấn phó giám đốc công an Hà Nội
Cựu phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn - Ảnh: Cổng TTĐT huyện Thường Tín
hoàng văn hưng
Bị cáo Hoàng Văn Hưng - trong vụ chạy án "Chuyến bay giải cứu"
nguyễn anh tuấn
Bị cáo Nguyễn Anh Tuấn - trong vụ chạy án "Chuyến bay giải cứu"
xử án chuyến bay giải cứu

One Comment

Comments are closed.

Contact Me on Zalo