QUY HOẠCH CÁC KHU TÁI ĐỊNH CƯ SÂN BAY LONG THÀNH
Theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, Đồng Nai được giao thực hiện dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các phần diện tích thuộc địa bàn huyện Long Thành với tổng diện tích 364,21 ha đất.
Xây dựng hai khu tái định cư gồm:
_Khu dân cư, tái định cư Lộc An – Bình Sơn 282,35 ha.
_Một phần phân khu III khu dân cư, tái định cư Bình Sơn 81,86 ha.
Tổng mức đầu tư dự án là 4.189 tỷ đồng xây dựng hạ tầng các khu tái định cư.
Tổng số 5.002 lô đất tái định cư, gồm các lô liên kết với diện tích mỗi lô là 80m2, 125 – 150 m2 ( trong đó, có 876 lô với diện tích mỗi lô là 80m2) và các lô liên kết sân vườn với diện tích mỗi lô 250 – 300 m2. Các lô 80 m2 để bố trí tái định cư cho các trường hợp tái định cư hộ phụ.
Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn được chia làm 3 phân khu: Phân khu 1 có diện tích 87 hécta, quy mô dân số tối đa là 11.500 người; Phân khu 2 diện tích 95 hécta, dân số khoảng 9 ngàn người và Phân khu 3 có diện tích đất 100 hécta, dân số khoảng 9 ngàn người.
Phân khu 3 Khu tái định cư Bình Sơn 81,86 hecta có tổng số 1.539 lô tái định cư, trong đó có 1.023 lô nhà liên kế; 516 lô nhà liên kế có sân vườn và 336 nhà ở tự chỉnh trang.
Xây dựng thêm các công trình hạ tầng xã hội phục vụ tái định cư sân bay Long Thành
Là khu tái định cư được hướng đến xây dựng thành khu đô thị nên 2 khu tái định cư trên không chỉ được đầu tư về hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh mà kể cả hạ tầng xã hội cũng được hoàn chỉnh. Theo thiết kế, diện tích đất ở tại Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn chỉ chiếm hơn 38% tổng diện tích đất, còn lại là đất dành cho xây dựng giao thông, các công trình công cộng và cây xanh.
Các công trình tôn giáo, trường học, chợ công viên cũng được tính toán hài hòa cho khu đô thị chuẩn. Đặc biệt, ở khu tái định cư này còn được đầu tư cả hệ thống xử lý nước thải tập trung để đảm bảo môi trường tốt nhất.
Phối cảnh trường học trong khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn chuẩn bị được xây dựng trong tháng 4/2020
–> Xem thêm: Khu tái định cư Lộc An – Bình Sơn được khởi công xây dựng trong tháng 04/2020
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã có công văn Phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
1. Tên Dự án: Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
2. Nhóm dự án: Dự án thành phần của Dự án quan trọng quốc gia.
3. Cấp quyết định đầu tư Dự án: Thủ tướng Chính phủ.
4. Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai.
5. Tư vấn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi: Công ty TNHH MTV Thiết kế và tư vấn xây dựng công trình hàng không ADCC.
6. Địa điểm thực hiện dự án đầu tư: Huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Phạm vi thực hiện: Thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên các phần diện tích thuộc địa bàn huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai:
– Đất xây dựng Cảng hàng không: 5.000 ha.
– Đất xây dựng 02 khu tái định cư: 364,21 ha, gồm: Khu dân cư, tái định cư Lộc An – Bình Sơn: 282,35 ha; Một phần Phân khu III Khu dân cư, tái định cư Bình Sơn: 81,86 ha.
8. Giá trị tổng mức đầu tư: 22.856 tỷ đồng, trong đó:
– Xây dựng hạ tầng các khu tái định cư: 4.189 tỷ đồng.
– Tái lập hạ tầng ngoài ranh giới cảng hàng không: 479 tỷ đồng.
– Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: 17.855 tỷ đồng.
– Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống người dân: 306 tỷ đồng.
– Lập Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án 27 tỷ đồng.
9. Nguồn vốn đầu tư: Ngân sách nhà nước.
10. Thời gian chuẩn bị và thực hiện Dự án: Từ năm 2017 đến năm 2021.
11. Các dự án thành phần có cấu phần xây dựng, gồm:
(1) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư, tái định cư tại xã Lộc An – Bình Sơn;
(2) Các công trình xã hội Khu dân cư, tái định cư tại xã Lộc An – Bình Sơn;
(3) Hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư, tái định cư tại xã Bình Sơn;
(4) Các công trình xã hội Khu dân cư, tái định cư tại xã Bình Sơn;
(5) Tái lập Hạ tầng kỹ thuật – Hạ tầng xã hội ngoài ranh giới Cảng HKQT Long Thành.
Giá trị Sân bay quốc tế Long Thành mang lại cho Đồng Nai
Việc lựa chọn đầu tư xây dựng Sân bay quốc tế tại Long Thành do có đủ diện tích đất cần thiết cho thời điểm hiện tại và trong tương lai để phát triển thành một cảng hàng không hiện đại, phát triển các dịch vụ phi hàng không đa dạng, phong phú, đặc biệt là có thể phát triển thành mô hình thành phố sân bay (Airport City) bao gồm các trung tâm công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch…Trong tương lai sẽ giữ vai trò cảng hàng không quốc tế ở cửa ngõ lớn và quan trọng quốc gia.
Khi thực hiện dự án Sân bay quốc tế Long Thành sẽ thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa cho không chỉ riêng tỉnh Đồng Nai mà cả khu vực Đông Nam bộ và khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam.
Dự án Sân Bay Quốc tế Long Thành còn tạo công ăn việc làm cho người lao động, ước tính trên 200 ngàn người có thêm việc làm từ dự án này, đồng thời tạo nguồn thu, đảm bảo khả năng hoàn vốn sau này. Khi Sân bay Long Thành dự kiến hoàn thành vào năm 2025, sẽ là động lực phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh Đồng Nai và khu vực lân cận. Sẽ giúp kích thích phát triển của ngành vận tải hàng không, giúp tăng cạnh tranh quốc tế, tăng kết nối Việt Nam với thế giới, tạo đà phát triển du lịch của đất nước.