Đẩy nhanh Tiến độ xây dựng Cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu GĐ 1 (2020)
Kế hoạch xây dựng cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu vừa được Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng đề cập trong chỉ đạo gửi Bộ GTVT, chính quyền địa phương và các ngành chức năng.
Cụ thể, Phó thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và các bộ ngành căn cứ quy định của pháp luật về đầu tư PPP và đầu tư công để đề xuất hình thức đầu tư, bảo đảm tính khả thi và đúng quy định của pháp luật, báo cáo Thủ tướng trong tháng 12.
Trước đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Đồng Nai và các Bộ GTVT, Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính đã đề nghị giao UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu làm cơ quan Nhà nước có thẩm quyền lập báo cáo khả thi dự án này.
Chính quyền địa phương cho biết tình trạng kẹt xe trên quốc lộ 51 gia tăng đã tạo rào cản phát triển kinh tế, đặc biệt là việc thu hút hàng hóa vào Cảng Cái Mép – Thị Vải. Tắc nghẽn giao thông cũng cản trở khách du lịch từ các tỉnh đến biển Vũng Tàu.
Hình minh họa: Đường QL 51 nối Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu trong tình trạng ùn ứ
Làm GĐ 1 Dự án đường Cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu
Theo đề xuất của đơn vị thiết kế là Tổng công ty Thiết kế giao thông – vận tải, dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu có chiều dài gần 47km, trong đó đoạn qua địa bàn Đồng Nai dài 34km.
Điểm đầu cao tốc nối với tuyến đường tránh Biên Hòa (TP Biên Hòa) và điểm cuối nối với đường vào khu vực cụm cảng quốc tế Thị Vải – Cái Mép thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tổng mức khái toán vốn đầu tư dự án trong giai đoạn 1 dự kiến là 9.300 tỉ đồng, trong đó tiền bồi thường giải phóng mặt bằng gần 3.200 tỉ đồng.
Dự kiến đường cao tốc khi hoàn thành sẽ có 6 làn xe (giai đoạn 1 xây dựng 4 làn xe) và thời gian thu phí cho giai đoạn 1 là 23 năm.
Bà Rịa-Vũng Tàu là “chủ công”
“Chúng tôi đã chuẩn bị từ nguồn lực nội tại đầu tư công của tỉnh và xin làm BOT của doanh nghiệp. Bà Rịa-Vũng Tàu không thể phát triển với một QL quá tải. Tỉnh sẽ bán đấu giá các khu đất công vị trí vàng, dồn lực vài ngàn tỉ để làm, quyết tâm tăng tốc phát triển Bà Rịa-Vũng Tàu trong năm năm tới. Bà Rịa-Vũng Tàu, Đồng Nai không thể không làm con đường này” – ông Lĩnh quyết tâm.
Dự án thành phần một của cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu sẽ triển khai trước với quy mô mặt cắt của đoạn từ Biên Hòa đến thị xã Phú Mỹ là sáu làn xe. Tổng mức đầu tư giai đoạn một gần 15.000 tỉ đồng. Trong đó, đoạn qua tỉnh Đồng Nai khoảng 12.166 tỉ đồng (gồm 4.723 tỉ đồng giải phóng mặt bằng); đoạn qua tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 2.790 tỉ đồng (gồm 720 tỉ đồng giải phóng mặt bằng). |
Tại cuộc họp, lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ để Bà Rịa-Vũng Tàu làm đầu mối chuẩn bị các thủ tục đầu tư, ký kết và thực hiện hợp đồng dự án nếu dự án thực hiện theo hình thức đối tác công-tư. Về công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và một phần chi phí xây lắp đoạn qua tỉnh Đồng Nai, hai tỉnh cũng thống nhất kiến nghị ngân sách trung ương hỗ trợ.
Ngân sách tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ chi trả bồi thường, giải phóng mặt bằng và một phần chi phí xây lắp đoạn qua địa bàn Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong năm 2019-2020, Bà Rịa-Vũng Tàu trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư, thi công xây dựng Cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu trong giai đoạn 2021-2025. Đối với dự án thành phần từ hai thị xã Phú Mỹ đến TP Vũng Tàu, các bên thống nhất kiến nghị Thủ tướng Chính phủ tách riêng dự án và giao UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tổ chức đầu tư.
Dự án cao tốc Biên Hòa Vũng Tàu chia thành hai thành phần: Thành phần một từ Biên Hòa (Đồng Nai) đến thị xã Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu), có tổng chiều dài tuyến 46,8 km. Điểm đầu giao với tuyến tránh QL1A đoạn qua TP Biên Hòa, cách ngã tư Vũng Tàu 6,5 km về phía bắc. Điểm cuối kết nối nhánh đường vào cảng Cái Mép – Thị Vải. Chiều dài đoạn qua tỉnh Đồng Nai 34,2 km và 12,6 km chạy qua Bà Rịa-Vũng Tàu (gồm 3,8 km đường cao tốc và 8,8 km tuyến nhánh nối vào cảng Cái Mép – Thị Vải).
Dự án thành phần hai từ thị xã Phú Mỹ đến TP Vũng Tàu (31 km).
Theo tổng hợp tin Online