Theo kế hoạch, dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây nối hai tỉnh Bình Thuận với Đồng Nai phải hoàn thành và đưa vào khai thác trước ngày 30-4.
Làm thế nào để cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây kịp tiến độ trước 30-04-2023?
Theo Bộ Giao thông vận tải, sản lượng thi công cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đạt khoảng 90,1%.
Khối lượng thi công còn lại ở dự án cao tốc trên trong thời gian tới là rất lớn, các đơn vị phải làm thế nào mới bắt kịp được tiến độ như kế hoạch trên.
Tiến độ đang gấp rút thảm nhựa mặt đường
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online tại gói xây lắp số 2 của cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, kỹ sư Thái Bá Đạt cho biết nhà thầu đang gấp rút thảm lớp bê tông nhựa nóng tạo nhám và thoát nước (còn gọi là VTO, dày 3cm).
Với lớp nhựa này, các nhà thầu chỉ thảm ở hai làn phía trong cho xe chạy, còn làn khẩn cấp ngoài cùng không thảm. Khi lớp nhựa VTO khô ráo, đạt độ kết dính, nhà thầu bám theo sơn vạch kẻ đường.
Kỹ sư Đạt cho biết mỗi ngày đơn vị thảm lớp nhựa VTO khoảng 2-3km. Với tiến độ như vậy, toàn bộ gói xây lắp số 2 khoảng 31km sẽ hoàn thiện trong vòng 10 ngày tới.
Các Nhà thầu vẫn cam kết đảm bảo đi vào thác đúng tiến độ 30/04/2023
Song song với thảm nhựa, các nhà thầu cũng gấp rút lắp hộ lan, đặt biển báo, dải phân cách giữa và rào hai bên tuyến chính.
Nhiều nhà thầu cam kết với tiến độ thi công như hiện nay, cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây vẫn đảm bảo đưa tuyến chính vào khai thác vào dịp 30-4.
Tuy nhiên, nhiều nhà thầu lo ngại nhất là khối lượng công việc tại các đường gom dân sinh, cầu vượt ngang và đường dẫn tại các nút giao còn lại rất lớn.
Thành phần tuyến đường chính hoàn thành trước, nhưng vẫn còn các tuyến dân sinh phụ sẽ hoàn tất sau
Đại diện Ban điều hành dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết cho biết một số cầu vượt ngang, đường gom dân sinh khó hoàn thành cùng với tuyến chính.
Vì vậy, phương án khả thi nhất là sau khi đưa tuyến chính vào khai thác thì tiếp tục thi công những hạng mục này.
“Việc này đồng nghĩa thời gian đầu người dân hai bên tuyến đi lại gặp bất lợi. Chưa kể, tỉnh Đồng Nai vừa yêu cầu bổ sung thêm một số điểm làm đường gom dân sinh. Thủ tục khai thác đất đắp cũng chưa suôn sẻ”, đại diện Ban điều hành dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết cho hay.
Theo báo cáo giải pháp của Ban quản lý dự án Thăng Long (Bộ Giao thông vận tải), để dự án hoàn thành trước ngày 30-4, các nhà thầu phải hoàn thành thảm toàn bộ lớp bê tông nhựa nóng trước ngày 15-4.
Các hạng mục còn lại như: đường ngang, hộ lan, hàng rào, rãnh dọc, biển báo, trạm thu phí tạm… phải hoàn thành trước ngày 20-4.
Hiện Ban quản lý dự án Thăng Long đang phối hợp hoàn thiện các thủ tục như: hồ sơ hoàn thành công trình của các hạng mục, quy trình bảo trì, báo cáo thẩm tra an toàn giao thông giai đoạn trước khi đưa vào khai thác, phương án tổ chức giao thông…
Chủ đầu tư cũng đang làm việc với Hội đồng Nghiệm thu nhà nước về công tác nghiệm thu công trình xây dựng để đưa dự án vào khai thác trước ngày 30-4.
Theo Báo Tuổi trẻ Online.
Điều các Nhà đầu tư BĐS mong chờ sau khi hoàn thành tuyến cao tốc Dầu Giây Phan Thiết?
Trước tiên, việc hoàn thành sớm tuyến cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết góp phần quan trọng việc thúc đẩy ngàng Du lịch Việt Nam tại Bình Thuận, cụ thể là các thành phố du lịch như TP. Phan Thiết, Mũi Né…Cùng chung với mục tiêu lớn của ngành du lịch Việt Nam trong năm 2023 là đón 110 triệu lượt khách (trong đó có 102 triệu lượt khách nội địa, 8 triệu lượt khách du lịch Quốc Tế).
Riêng tỉnh Bình Thuận với mục tiêu trong năm 2023 thu hút được 6,5 triệu lượt khách. Bình Thuận với lợi thế đường bờ biển dài 192km, có đảo Phú Quý, khu du lịch quốc gia Mũi Né, nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn đa dạng, môi trường tự nhiên thuận lợi.
Hiện nay, Bình Thuận có gần 900 cơ sở lưu trú với trên 17.000 phòng, trong đó có 45 khách sạn, resort từ 3 đến 5 sao với gần 5.000 phòng; 13 đơn vị lữ hành, trong đó có 8 lữ hành quốc tế.
Về Năm Du lịch quốc gia 2023 do Bình Thuận đăng cai, tỉnh này cho biết sẽ có 204 sự kiện, hoạt động du lịch, trong đó có 13 hoạt động tầm quốc gia do Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch, các bộ, ban, ngành trung ương tổ chức.
Vừa qua, 25-03-2023, tỉnh Bình Thuận đã được tổ chức Chương trình Năm du lịch quốc gia 2023 ‘Bình Thuận – Hội tụ xanh’ nhằm thúc đẩy du lịch tại tỉnh Bình Thuận trong những năm sắp tới với nhiều ngân sách đầu tư.
Với kỳ vọng về sự phát triển của du lịch Bình Thuận như vậy, Bất động sản tại TP. Phan Thiết cũng như các huyện lân cận có cơ hội phát triển, với phân khúc BĐS nghỉ dưỡng biển và các khu đô thị thương mại kết hợp dịch vụ giải trí sẽ là tâm điểm hướng đến của các nhà đầu tư Bất động sản.